Mác thép SS400 – Cấu tạo theo tiêu chuẩn JIS G 3101 Nhật Bản

Công Nghiệp Việt Nam • 09/09/2024

Thép SS400 là gì? Thép SS400 là loại thép được cán nóng có kết cấu ở dạng tấm, có hàm lượng catbon thấp được sử dụng trong chế tạo các chi tiết máy hay làm khuôn mẫu.

Thép SS400 được chế tạo theo tiêu chuẩn JIS G 3101, một loại tiêu chuẩn về vật liệu của Nhật Bản. Thép SS400 có chất lượng và độ bền kéo cao hơn so với thép SS300.

Thép tấm SS400

Về kích thước của thép SS400: Độ dày được áp dụng cho thép SS400 được đề rõ trong tiêu chuẩn JIS 3101 là từ 6mm đến 120mm.

Có hai loại thép SS400 người ta thường sản xuất, bao gồm:

  • Thép tấm: Được sản xuất với quá trình luyện thép cán nóng và quá trình cán thường ở nhiệt độ trên 1000 độ C để cho ra sản phẩm cuối cùng. Màu của thép loại này thường là tối màu, màu xanh đen, mép thép thường bo tròn, xù xì, có gỉ sét nếu để lâu ngày.
  • Thép cuộn được sản xuất bằng quá trình cán cuộn trong nhiệt độ thấp hơn.

Thành phần hóa học của thép SS400

Thép SS400 sản xuất theo tiêu chuẩn JIS G3101 được chế tạo bao gồm các thành phần hóa học sau.

  • Carbon (C) không được định nghĩa tiêu chuẩn
  • Mangan (Mn) không được định nghĩa tiêu chuẩn
  • Tỷ lệ phần trăm tối đa của phốt pho (P): 0,05%
  • Tỷ lệ phần trăm tối đa của lưu huỳnh (S): 0,05%

Những thành phần còn lại của thép SS400 bao gồm sắt (Fe) và một số tạp chất không đáng kể.

Tính chất cơ học của thép SS400

  • Độ bền kéo của thép SS400 tối thiểu là 400 N/m2 (Mpa), tối đa là 510 N/m2 (Mpa)
  • Cường độ năng suất tối thiểu từ 205 Mpa (độ dày dưới 16mm) đến 245 N/m2 (Mpa) (độ dày cao hơn 100mm) tùy theo độ dày của thép.
  • Độ kéo dài của thép SS400 thay đổi theo độ dày. Cụ thể 17% với 16mm, 21% với độ dày 40mm và lớn hơn 23% với độ dày 50mm.
  • Độ cứng là khoảng 160 HB.

Ứng dụng của thép SS400

Thép SS400 là loại thép có hàm lượng cacbon thấp, chính vì vậy nó có tính dẻo, có khả năng chịu lực tốt (đối với lực tác động không quá cao), khả năng gãy thấp.

Giá của thép SS400 cũng khá thấp, loại thép này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp xây dựng cầu đường, cầu cảng, đường ống, các ngành công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, cơ khí chế tạo, các công trình công nghiệp khác.

Xem thêm tại Youtube So sánh thép CT3 và thép Ss40 – Ưu và nhược điểm của từng loại thép

Mác thép CT3 và thép Ss40 đều là những vật liệu quan trọng, được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hiện nay. Mỗi một loại mác đều sở hữu những ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về từng đặc điểm, công dụng của chúng thì hãy […]

Mác thép CT3 và thép Ss40 đều là những vật liệu quan trọng, được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hiện nay. Mỗi một loại mác đều sở hữu những ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về từng đặc điểm, công dụng của chúng thì hãy cùng Thép Song Lâm đi so sánh thép CT3 và thép Ss40 ở bài viết này nhé. Khái quát chung về thép CT3 và thép Ss40 Thép CT3 và thép Ss40 đều là những vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện nay. Hai loại thép này về cơ bản đều có cấu tạo, đặc điểm cơ học gần giống nhau. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn một chút thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng thép CT3 và thép Ss40 không hoàn toàn giống nhau mà ngược lại chúng còn có nhiều đặc điểm thú vị riêng. Khái quát chung về thép CT3 và thép SS40 Thép CT3 Thép CT3 là một loại thép có tính chất dẻo dai, có độ bền và độ cứng phù hợp cho việc gia công các thiết bị, bản mã, chế tạo các chi tiết máy trong các ngành công nghiệp hiện nay. Một số thông tin cơ bản mà bạn cần biết về thép CT3 như sau: Mác thép: CT3  Độ dài: 6m, 8m, 12m ( Có thể được gia công tùy theo ý muốn của khách hàng ) Đường kính: ɸ10, ɸ12, ɸ14, ɸ16, ɸ18, ɸ20, ɸ22, ɸ24, ɸ25, ɸ28, ɸ30, ɸ32, ɸ36, ɸ40,.. Tiêu chuẩn: GOST 3SP/PS 380-94  Xuất xứ:  Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Đặc điểm mác thép  Đặc điểm của mác thép CT3 được đánh giá chi tiết như sau: Đặc điểm mác thép của thép CT3 Thành phần hóa học của thép CT3 Thép CT3 được cấu tạo với các thành phần hóa học như sau: Cacbon: Chiếm từ 0.14% – 0.22% Mangan: Chiếm từ 0.4% – 0.6%  Silic: Chiếm từ 0.12% – 0.3%  Lưu huỳnh:  ≤ 0.05%  Phốt pho: ≤ 0.04% Dựa vào các thành phần hóa học có trong thép CT3, chúng ta có thể thấy rằng nguyên tố Cacbon ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tính chất của thép. Các chuyên gia cơ khí cho rằng hàm lượng Cacbon tỉ lệ thuận với độ cứng và độ bền của sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu hàm lượng Cacbon trong sản phẩm quá cao thì sẽ làm giảm đi tính dễ uốn và dễ hàn của thép. Chính vì thế, các sản phẩm thép CT3 khi được đem bán ra ngoài thị trường đều có hàm lượng Cacbon 0.25% đổ xuống. Chỉ như vậy, sản phẩm mới có tính chất dẻo dai và ngược lại, sản phẩm sẽ có độ bền và độ cứng thấp. Ứng dụng của sản phẩm Nhờ sở hữu tính dẻo…

Xem chi tiết: https://thepsonglam.com/so-sanh-thep-ct3-va-thep-ss40/
Xem thêm tại: https://thepsonglam.com/

Originally posted 2023-10-06 14:26:13.

Chia sẻ bài viết: