Thanh ren là một chi tiết rất quan trọng trong lắp ghép cơ khí. Thanh ren thường được sử dụng trong nhiều hạng mục xây dựng cũng như gia công kết cấu, thường là kết cấu móng.
Vậy chính xác thì thanh ren là gì? Thanh ren dùng để làm gì? Và phân loại thanh ren ra sao?
Thanh ren là gì?
Có thể bạn quan tâm: » Đơn vị cung cấp nở đạn giá siêu rẻ, hàng sản xuất công ty
Thanh ren là gì?
Thanh ren là một loại vật tư có hình dạng mảnh, thẳng, chiều dài từ 1 đến 3m, được dùng để liên kết các kết cấu cố định của công trình lại với các kết cấu phụ như hệ thống thang máng cáp, hệ thống điện nước, hệ thống cứu hỏa.
Thanh ren có chiều dài lớn và độ cứng nên thường được ưu tiên dùng trong những liên kết thẳng đứng.
Hiện nay, các loại thanh ren tại Công ty Bulong Năm Châu được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng: Tiêu chuẩn DIN 975 (CHLB Đức) cùng các tiêu chuẩn ASTM, tiêu chuẩn Việt Nam, GB, GOST…ren của thanh cũng tuân theo hệ mét hoặc hệ inch.
Phân loại theo ren
Thanh ren thường được phân loại dựa theo 3 yếu tố đó là: Kích thước, độ bền và lớp mạ.
1. Phân loại theo kích thước
Hiện nay tại Công ty Bulong Năm Châu đang cung cấp thanh ty ren các loại sau:
– Thanh ren M6 (x2m, x3m)
– Thanh ren M8 (2m, 3m)
– Thanh ren M10 (2m, 3m)
– Thanh ren M12 (2m, 3m)
– Thanh ren M14 (1m)
– Thanh ren M16 (1m)
– Thanh ren M18 (1m)
– Thanh ren M20 (1m)
Bên cạnh đó, khách hàng có thể trao đổi cùng Năm Châu và đưa ra yêu cầu về kích thước cũng như bán kích khác từ M20 tới M56 của thanh ren và đặt hàng tại Công ty.
2. Phân loại theo độ bền
– Thanh ren cấp bền 4.8: Cấp bền 4.8 là cấp bền thường, có tính chịu lực kém, tối thiếu là 400Mpa (4000 kg/cm2)
– Thanh ren cấp bền 5.6: Là cấp bền trung bình, có khả năng chịu lực khá tốt, chịu lực tối thiểu là 5000kg/cm2 (500Mpa)
– Thanh ren cấp bền 8.8: Là cấp bền dùng của các vật tư cường độ cao, ở đây là thanh ren cường độ cao và nó có thể chịu lực tối thiểu là 8000kg/cm2 (800Mpa).
Đối với thanh ren thường người ta sẽ chỉ quan tâm tới giới hạn bền kéo vì loại vật tư này thường được sử dụng để treo các vật khác. Như vậy để tính toán được thanh ren có thể treo được vật nặng bao nhiêu thì cần tính toán dựa trên lực bền và tiết diện của thanh ren.
3. Phân loại theo lớp mạ
– Thanh ren có bề mặt mạ điện phân: Là loại mạ thường được sử dụng nhất đối với tất cả các loại vật tư Bulong. Loại mạ này thông dụng vì nó có tính kinh tế và có khả năng chịu sự ăn mòn tốt trong môi trường khô ráo ở các tòa nhà.
– Thanh ren mạ kẽm nhúng nóng: Loại mạ thường được sử dụng với các thanh ren có đường kính lớn hơn D14 vì chiều dày lớp mạ kẽm nhúng nóng khá lớn, nếu sử dụng cho thanh ren có D nhỏ sẽ không thể sử dụng để lắp ráp. Các thanh ren mạ kẽm nhúng nóng thường được sử dụng ở ngoài trời.
– Thanh ren nhuộm đen: Nhuộm đen thường là để dùng cho các loại vật tư cường độ cao và thanh ren cũng nằm trong số đó.
– Thanh ren thô (màu đen): Màu đen của thanh ren thô không giống thanh ren nhuộm đen. Bởi loại thanh ren này là thanh ren nguyên bản, sau khi sản xuất không được mạ mà được sử dụng luôn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về thanh ren, loại vật tư vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng. Vậy còn cách mà người ta tạo ra thanh ren ra sao? Cùng đến với phần cuối của bài viết nhé.
Quy trình sản xuất thanh ren
Quy trình sản xuất thanh ren bao gồm các bước:
Bước 1: Sơ chế phôi
Phôi thép sẽ được rút bằng máy rút sắt từ đường kính cơ bản xuống đến đường kính thích hợp để chế tạo thanh ren. Máy rút thép thường có 4 bước và công suất tới 27 Kw.
Bước 2: Cắt phôi theo yêu cầu
Quá trình cắt phôi sẽ được thực hiện trên máy cắt tự động, tự duỗi và cắt thép thành các đoạn.
Máy duỗi và cắt được điều khiển bằng PLC, có khả năng tự duỗi và cắt thành đoạn như đã đặt.
Bước 3: Cán ren (lăn ren)
Trước đây phương pháp tiện được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không mang lại hiệu quả kinh tế và chất lượng của thanh ren cũng không được tốt nên hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp cán ren bởi ren sau cán có thể chịu lực tốt hơn và thời gian sản xuất cũng ngắn hơn.
Thanh ren tại Năm Châu sẽ được cán trên máy cán nhập từ nước ngoài nên luôn có chất lượng và độ hiệu quả cao.
Thanh ren được cán đều, không bị vỡ, bề mặt bóng, ren sâu.
Bước 4: Mạ kẽm thanh ren
Sau khi được sản xuất và trải qua bước cán ren, thanh ren thô có màu đen của thép và được tẩy sạch bằng dung dịch axit loãng trong thời gian 30 phút, sau đó thanh ren sẽ được mạ điện phân và đánh bóng trong thời gian 20 phút.
Cuối cùng, chúng ta được sản phẩm thanh ty ren hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty Bulong Năm Châu chuyên cung cấp sản phẩm thanh ty ren các loại có sẵn hoặc sản xuất theo yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm: » [Bulong inox 304] – Phân loại, Ứng dụng & Báo giá
Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận báo giá thanh ren giá rẻ tại Hà Nội và các tỉnh thành khác.
Hotline tư vấn và CSKH: 0707 872 049
Có thể bạn quan tâm: » Bu lông nở sắt – Thông số kỹ thuật, Ứng dụng và Quy trình thi công
Email: tapdoannamchau@gmail.com
Xem thêm tại Youtube Bước ren là gì? Các loại bước ren của ty ren | thinhphatict.com
Bước ren là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn các sản phẩm ty ren để thi công sao cho phù hợp.
2 loại bước ren quan trọng được sử dụng nhiều nhất gồm: Bước ren tam giác, bước ren thang
Link sản phẩm tham khảo: https://thinhphatict.com/ty-ren
_____________________________
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005
—
???? Hà Nội: Tầng 3, Số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
???? Hồ Chí Minh: 224 Võ Chí Công, Phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
—
▪️ Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội.
▪️ Nhà máy 2: Ý Yên, Nam Định
▪️ Hotline: 0936 014 066
▪️ Phone: 02422 403 396 – 02462 927 761
▪️ Email: info@thinhphatict.com
▪️ Website: thinhphatict.com
▪️ Youtube: https://bit.ly/3vf3Haz
Originally posted 2023-10-01 02:27:17.